Thăm vùng đất các "Pà"

Những tên gọi khiến liên tưởng đến phụ nữ: Pà Lanh, Pà Dồn, Pà Păng, Pà Dấu, Pà Ting, Pà Xua, Pà Rồng, Pà Vả... lại là những câu chuyện về một cõi Trường Sơn đặc thù trên các tuyến đường 14, 13 nổi tiếng với những đổi thay thật khó tưởng tượng. Vùng Trường Sơn của Quảng Nam có tám huyện, địa hình bị chia cắt bởi đỉnh Ngọc Linh cao gần 2.600m. Giằng là vùng núi cao rừng rậm sông sâu, có ba dân tộc Ve, Tà Riềng và Cơ Tu chung sống, quan hệ rất thiết thân với vùng đồng bằng kề dưới.

Từ Đà Nẵng đi ngã ba Hòa Cầm, theo quốc lộ 14B, vượt khoảng 60km là đến cầu vượt Hà Nha, từ đây khách bắt đầu chạm mặt sự hùng vĩ của Trường Sơn với điệp trùng núi cao vây bủa, kề đường đi là dòng Vu Gia mông mênh. Thị trấn Thạnh Mỹ cách Hà Nha chừng 15km là “thủ phủ” của Giằng, nhưng thật ra huyện Đại Lộc lâu nay được coi là cửa ngõ của Giằng với hai xã Đại Sơn, Đại Hồng là cổng vào.

Chuyện xưa

Dù địa danh Nam Giang đã có vài năm nay nhưng Giằng vẫn là tên gọi cửa miệng của nhiều người bởi gốc rễ lâu đời của nó. Bến Giằng - nơi xuất phát tên gọi ấy - là bến đò sát quốc lộ 14, đưa người vượt sông Thanh đến các xã Tà Bhing, Tà Pơơ, Chaval, Zuôih và các xã biên giới Dăk-pre, Dăk-pring, La Dêê, La Êê, Chơ-chun.

Ông Nguyễn Tri Hùng, cán bộ Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam, người am hiểu văn hóa Cơ Tu, cho biết: “Chỗ bến đò Giằng là nơi sông Rô từ huyện Phước Sơn chảy xuống hợp nước với sông Thanh từ phía Tà Bhing chảy ra. Ngay chỗ hai sông gặp nhau nước rất mạnh, lại bị một quả núi chắn ngang nên nước xoáy cuộn vòng như cái giằng xay (của cối xay lúa). Khách thương hồ đi bằng ghe nhỏ từ Đại Lộc đến đây thấy vậy đặt tên là Giằng Xoay, lâu ngày gọi tắt là Giằng, gọi tên bến là bến Giằng”.

...

Thư viện video
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 20
  • Hôm nay: 37
  • Trong tuần: 0
  • Tháng hiện tại: 0
  • Tổng lượt truy cập: 1178